“Thiên Đô phong vân ba mươi năm.”
Quyển sách này chứa đựng tất cả hoài bão của Bạch Tùng, bắt đầu từ thế hệ ông ngoại của hắn, dựa định sẽ kết thúc sau khi Thiên Đô cải cách. Chuyện mấy năm trước đó nữa không quan trọng. Thứ nhất, bởi vì Bạch Tùng cảm thấy người thời nay không mấy hứng thú với người của niên đại đó. Thứ hai, dù sao tuổi tác của ông ngoại cũng đã cao, có rất nhiều chuyện không còn nhớ rõ. Một số đoạn kết là do Đinh Kiến giúp đỡ hoàn thiện. Cho nên, ngòi bút của Bạch Tùng nhấn mạnh miêu tả thời kỳ về sau, cũng là thời đại phong vân thế hệ lão bá đầu quát tháo.
Nói đến sự tàn khốc của những năm tháng ấy, rất nhiều người lớn tuổi lăn lộn trên giang hồ trong lúc trà dư tửu hậu nhắc lại với Bạch Tùng, gương mặt vẫn còn hiện lên sự sợ hãi.
Điều này cũng khó trách. Bắt đầu từ thời kỳ đó đến bây giờ, không nhiều kẻ ác còn sống. Dân liều mạng có thể sống đến hiện tại lại càng ít. Cho nên, những người mà Bạch Tùng thu thập tư liệu đều là những kẻ già đời làm việc bên ngoài. Tuy nhiên, thông qua những cuộc nói chuyện đó, Bạch Tùng cảm thấy hứng thú đối với một cái tên. Đó cũng là người có thủ đoạn nhất, cũng là người nổi bật nhất mà ai cũng có thể nhắc đến một cách say sưa, lão bá đầu.
Bạch Tùng nghe đến nghiện những câu chuyện như đuổi đám người tứ hải, huynh đệ Trương gia…